
MẪU THỎA THUẬN CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Người lao động và người sử dụng lao động phải ký kết một hợp đồng lao động như một căn cứ pháp lý nhằm hợp thức hóa quan hệ này. Vì vậy, khi muốn chấm dứt hợp đồng lao động cần phải có văn bản thỏa thuận rõ ràng giữa các bên tham gia.
1. Các khái niệm pháp lý liên quan
Hợp đồng lao động là văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động (Căn cứ quy định tại Điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019).
Như vậy, việc chấm dứt hợp đồng lao động là chấm dứt việc thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Bởi khi hợp đồng chấm dứt thì ngay lập tức quyền và nghĩa vụ của các bên cũng chấm dứt theo.
Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động và văn bản được ký kết bởi người lao động và người sử dụng lao động nhằm chấm dứt, kết thúc quyền và nghĩa vụ của các bên dựa trên ý chí và nguyện vọng của mỗi bên. (Căn cứ Công ước số 58 của Tổ chức Lao động quốc tế cũng có quy định cụ thể về thỏa thuận này).
2. Các trường hợp được chấm dứt hợp đồng lao động
Căn cứ tại Điều 33 Bộ luật Lao động năm 2019, các trường hợp sau đây được chấm dứt hợp đồng lao động:
1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.
11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.
12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
13. Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
Sau đây là mẫu văn bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động được B&H Law cập nhật mới nhất:
Tên Công ty | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —–***—– |
THỎA THUẬN CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Hôm nay, ngày ….. tháng …. năm……., chúng tôi gồm:
Công ty (“Người sử dụng lao động”)……………………… ………………………………..
Trụ sở:…………………..
Người đại diện theo pháp luật: Ông…………………..
Chức danh:…………………..
Và
Ông (“Người lao động”):…………………………..
Số CMND:…………………..
Hộ khẩu thường trú:…………………..
Hai Bên thỏa thuận và thống nhất nội dung sau:
Điều 1: Chấm dứt Hợp đồng lao động
1. Hai bên thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng lao động số ….. ký ngày …/…./…… và Hợp đồng đào tạo số ….. ký ngày …/…./…….
2. Tất cả các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ và các văn bản liên quan về Hợp đồng lao động và Hợp đồng Đào tạo có chữ ký của hai Bên sẽ được tự động chấm dứt từ ngày ký thỏa thuận này. Hai Bên sẽ không có yêu cầu bồi thường nào khác.
3. Thanh toán cho người lao động các khoản sau: Tổng cộng là ………….. đồng
– Lương:
– Tiền phép năm:
– Trợ cấp thôi việc:
– Trợ cấp khác:
– …………
Điều 2: Trách nhiệm của người lao động
1. Bàn giao đầy đủ tài sản và công việc đang quản lý cho anh/chị …………………….. thuộc Phòng …………………….
2. Thanh toán hết các khoản nợ (nếu có) với công ty trước ngày………
3. Cam kết không khiếu nại bất cứ điều gì sau khi được giải quyết chế độ thôi việc.
4. Bảo mật các thông tin của công ty mà anh/chị có được trong thời gian làm việc tại Công ty………………………
Điều 3: Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Thực hiện đầy đủ những thỏa thuận tại Điều 1.
2. Tạo điều kiện cho người lao động bàn giao công việc.
Điều 4: Thỏa thuận khác
1. Thỏa Thuận này được lập thành hai (02) bản có giá trị như nhau. Mỗi Bên giữ một (01) bản để thực hiện.
2. Các Bên đồng ý rằng, bằng sự hiểu biết tốt nhất của mình, đã đọc, hiểu và đồng ý chịu sự ràng buộc bởi các điều khoản của Thoả thuận này.
NGƯỜI LAO ĐỘNG (Ký, ghi rõ họ tên) | NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG (Ký, đóng dấu) |
Average Rating