Tội cưỡng đoạt tài sản phạt thế nào?

Read Time:2 Minute, 42 Second

Cưỡng đoạt tài sản là tội phạm xâm hại nghiêm trọng đến cả quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân, thể hiện ý thức coi thường pháp luật, kỷ cương xã hội. 

Có nhiều cách thể hiện khác nhau. Hành vi cưỡng đoạt tài sản thường được hiểu là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Đặc trưng cơ bản của tội cưỡng đoạt tài sản là người phạm tội đã có hành vi uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản bằng những thủ đoạn đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác làm cho người có trách nhiệm về tài sản lo sợ mà phải miễn cưỡng giao tài sản cho người phạm tội.

Ngoài ra thực tiễn cho thấy sau khi người có tài sản bị đe dọa sẽ dùng vũ lực và các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần thì người có tài sản do lo sợ sẽ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, nên sẽ tự nguyện chuyển giao tài sản cho người cưỡng đoạt nên dễ chuyển sang thành giao dịch dân sự nếu người bị cưỡng đoạt tài sản không tố giác.

 Mức phạt Tội cưỡng đoạt tài sản

Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015, mức phạt áp dụng với Tội cưỡng đoạt tài sản như sau:

Hình phạt chính

Khung 01:

Phạt tù từ 01 – 05 năm với người thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản

Khung 02:

Phạt tù từ 03 – 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

– Có tổ chức;

– Có tính chất chuyên nghiệp;

– Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 – dưới 200 triệu đồng;

– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

– Tái phạm nguy hiểm.

Khung 03:

Phạt tù từ 07 – 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 – dưới 500 triệu đồng;

– Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Khung 04:

Phạt tù từ 12 – 20 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500 triệu đồng trở lên;

– Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Hình phạt bổ sung

– Phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng; hoặc

– Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Ngoài ra, theo điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021, trường hợp cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người thực hiện hành vi có thể bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng. Đồng thời, buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm này.

About Post Author

BHLaw

B&H Law - 0903.672.798 Tư vấn giải quyết các phát sinh trong hoạt động Đầu tư và kinh doanh bất động sản, cung cấp giải pháp mua bán hoặc cấp giấy chứng nhận cho Nhà đất xây sai phép; đang tranh chấp; nhà mua giấy tay; thừa kế có yếu tố nước ngoài; hết thời hiệu thừa kế; nguồn gốc tặng cho – cho mượn – chiếm hữu không rõ ràng … Tư vấn giải quyết thủ tục liên quan đến Hôn nhân gia đình, thoả thuận về tài sản trước khi kết hôn, tranh chấp tài sản của vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, kết hôn và ly hôn có yếu tố nước ngoài, thuận tình ly hôn nhanh…
Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous post Mẫu giấy đề nghị gia hạn nợ gốc, lãi
Next post Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự
Close